Để luyện thi Vstep, học viên cần lên kế hoạch ôn tập phù hợp với lộ trình cá nhân.
- Xây dựng lộ trình học phù hợp theo mục tiêu band điểm
- Nắm được các phương pháp luyện thi Vstep từng kỹ năng
- Chọn lọc, sử dụng tài liệu ôn thi Vstep phù hợp
Hướng dẫn luyện thi Vstep tại nhà
Tự luyện thi Vstep tại nhà là một lựa chọn được nhiều học viên ưu tiên bởi tính tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, để ôn luyện hiệu quả, học viên cần xây dựng một kế hoạch chi tiết và khoa học. Dưới đây là các bước hướng dẫn tự luyện thi Vstep tại nhà:
Kiểm tra trình độ cá nhân
- Kiểm tra trình độ hiện tại của để biết năng lực của mình đang ở đâu và cần cải thiện những kỹ năng nào.
- Học viên có thể tự đánh giá trình độ qua các bài test Vstep để đánh giá khả năng nghe, nói, đọc, viết.
Xác định mục tiêu
- Xác định rõ mục đích, mục tiêu muốn đạt được để có cái nhìn tổng thể về năng lực thực tế và mục tiêu đã đặt ra.
- Nếu đặt mục tiêu cao, lộ trình sẽ dài hơn, và người học cũng cần đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn để đạt được kết quả mong muốn.
Giáo trình tự học hiệu quả
- Chọn các sách hoặc tài liệu có đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, và phù hợp với trình độ hiện tại của học viên.
- Nên ưu tiên những đầu sách uy tín, có đủ cả lý thuyết và bài tập, giải thích chi tiết để có thể tự tìm kiếm thông tin, đối chiếu và đánh giá hiệu quả học tập.
Xây dựng lộ trình ôn thi Vstep từ cơ bản
Việc xây dựng lộ trình ôn thi Vstep hiệu quả đòi hỏi sự linh hoạt tùy theo năng lực của học viên. Mỗi trình độ có lượng kiến thức khác nhau, do đó thời gian ôn luyện cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là một bảng tham khảo về thời gian ôn luyện cho từng trình độ:
Trình độ |
Giai đoạn 1 |
Giai đoạn 2 |
Giai đoạn 3 |
A2 Vstep |
1 tháng |
1-2 tháng |
1-2 tháng |
B1 Vstep |
1-2 tháng |
2-3 tháng |
1-2 tháng |
B2 Vstep |
2-3 tháng |
3-4 tháng |
1-2 tháng |
C1 Vstep |
3-4 tháng |
4-5 tháng |
1-2 tháng |
Trong quá trình ôn luyện, học viên sẽ kết hợp cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) bởi chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Dưới đây là chi tiết từng giai đoạn ôn luyện:
Giai đoạn 1: Mở rộng từ vựng và ngữ pháp
- Mục tiêu: Tập trung vào việc mở rộng vốn từ vựng và củng cố ngữ pháp cơ bản.
- Hoạt động: Học từ vựng mới hàng ngày, làm các bài tập ngữ pháp, và tham gia vào các hoạt động thực hành ngôn ngữ như viết câu và đoạn văn ngắn.
Giai đoạn 2: Rèn luyện kỹ năng làm bài
- Mục tiêu: Áp dụng những kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học vào việc rèn luyện kỹ năng làm bài.
- Hoạt động: Làm các bài tập theo từng kỹ năng, thực hành với các đề thi mẫu, và đánh giá hiệu quả học tập thông qua các bài test. Từ đó, xác định những phần kiến thức còn thiếu và kỹ năng chưa hoàn thiện để bổ sung thêm.
Giai đoạn 3: Giai đoạn nước rút
- Mục tiêu: Vận dụng các kỹ năng đã học một cách hiệu quả nhất để chuẩn bị cho kỳ thi.
- Hoạt động: Thực hành làm đề thi thật, tham khảo các mẹo làm bài và cân đối thời gian làm bài để đạt điểm số tối ưu. Tăng cường luyện tập với các bài thi thử và đánh giá kết quả để điều chỉnh lộ trình học tập.
Phương pháp ôn thi Vstep từng kỹ năng
Với từng mỗi kỹ năng sẽ có những phương pháp học và làm bài khác nhau. Do đó học viên có thể tham khảo theo những hướng dẫn dưới đây:
Kỹ năng nghe Vstep
Để rèn luyện kỹ năng nghe, học viên nên tiến hành luyện tập qua ba giai đoạn từ cơ bản đến nâng cao.
- Nghe thụ động – bổ sung từ vựng: Bổ sung từ vựng và thực hành với các đoạn nghe ngắn, khoảng 3-5 câu có tốc độ chậm. Học viên nên luyện nghe một vài bài trong 2-3 ngày cho đến khi có thể theo kịp transcript, sau đó mới chuyển sang bài khác.
- Nghe chủ động – tìm từ khóa: Thực hành nghe một cách chủ động bằng cách tìm transcript của đoạn nghe và đọc lại hai lần. Tìm ý chính, gạch chân các từ vựng mới, nghe và ghi nhớ phiên âm. Sau một thời gian luyện nghe và đọc phiên âm, học viên nên chuyển sang giai đoạn nghe và ghi chép lại những gì đã nghe được, sau đó tra cứu để hiểu toàn bộ nội dung.
- Nghe – thực hành làm bài: Luyện nghe và nói tiếng Anh theo âm điệu của người bản xứ. Tùy theo dạng hội thoại, xác định những người tham gia, đọc lướt
qua toàn bộ đề và khoanh tròn các từ khóa trước khi phần nghe bắt đầu.
Kỹ năng đọc Vstep
Để cải thiện kỹ năng đọc, học viên có thể tiến hành theo ba giai đoạn ôn tập sau đây:
- Đọc bổ sung từ vựng: Bắt đầu với các đoạn văn ngắn về những chủ đề thường gặp trong bài thi. Sau đó, chuyển sang các đoạn văn dài hơn, chú ý đến tiêu đề và các từ vựng được sử dụng để xác định vấn đề được đề cập. Gạch chân từ mới và sử dụng từ điển để tra cứu ý nghĩa, giúp nắm bắt nội dung của bài đọc.
- Hoàn thiện kỹ năng đọc nhanh và đọc lướt:
- Đọc lướt (Skimming): Phương pháp này giúp học viên nắm bắt được nội dung chính của bài viết và ý chính của từng đoạn nhỏ. Khi áp dụng, cần chú ý đến tiêu đề, phần giới thiệu, và câu chủ đề để hiểu nội dung tổng thể của từng đoạn.
- Đọc nhanh (Scanning): Kỹ năng này giúp học viên tìm kiếm thông tin cụ thể một cách nhanh chóng mà không cần đọc toàn bộ nội dung. Trước tiên, xác định thông tin cần tìm, sau đó kiểm tra các khu vực có khả năng chứa thông tin đó.
- Đọc – thực hành làm bài: Sau khi đã bổ sung vốn từ vựng và hoàn thiện các kỹ năng đọc, học viên nên thực hành làm các đề thi. Áp dụng các kỹ năng đã học ở giai đoạn trước để làm bài hiệu quả hơn.
Kỹ năng viết Vstep
Không giống kỹ năng Nghe và Đọc, kỹ năng viết đòi hỏi học viên phải nắm vững từ vựng và ngữ pháp để hoàn thành bài thi một cách hiệu quả.
- Luyện tập đặt câu: Luyện tập đặt câu với các từ vựng và ngữ pháp vừa học để biết cách sử dụng chúng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Sau khi thành thạo, bổ sung thêm các từ nối và tập viết các câu ghép thành đoạn văn ngắn.
- Làm quen với định dạng bài viết trong kỳ thi: Bài thi Viết Vstep có hai định dạng bài thi. Học viên cần nắm rõ cấu trúc cơ bản của mỗi dạng bài, biết cách lên dàn ý và triển khai nội dung. Đối với bài viết luận, tập trung vào ba dạng chính: bài viết quan điểm, bài phân tích điểm mạnh – điểm yếu, và đề xuất vấn đề – giải pháp.
- Viết theo chủ đề: Các chủ đề thi viết thường xoay quanh những chủ đề phổ biến trong cuộc sống. Học viên nên sưu tầm các đề thi để luyện viết theo yêu cầu. Tuân thủ thời gian làm bài như thi thật để cải thiện tốc độ viết. Tập thói quen viết dàn ý trước khi viết bài để tránh bỏ sót ý. Sau khi hoàn thành, kiểm tra kỹ lỗi chính tả và ngữ pháp.
Kỹ năng nói Vstep
Đối với phần thi nói, học viên có thể áp dụng lộ trình luyện tập sau:
- Luyện phát âm, ngữ điệu: Trước khi bắt đầu nói các câu hoàn chỉnh, hãy tập trung vào việc phát âm và ngữ điệu. Phát âm chuẩn giúp học viên hiểu đúng và ghi nhớ từ vựng lâu hơn. Bổ sung các cấu trúc ngữ pháp cơ bản và thực hành đặt câu bằng việc nói để luyện phát âm thêm.
- Nghe và nói theo: Thực hành nói về các chủ đề đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Chọn những đoạn nội dung nghe dễ hiểu và nói theo. Khi bắt chước, hãy chú ý đến chủ đề của đoạn nội dung và các cấu trúc ngữ pháp được sử dụng. Sau đó, luyện tập nói lại nội dung đó theo cách hiểu cá nhân.
- Ôn luyện theo đề thi và thực hành nói tương tác: Luyện tập trả lời trước gương để cải thiện sự tự tin và khả năng giao tiếp. Ngoài ra, thực hành nói tương tác với người khác để nâng cao khả năng phản xạ và tương tác khi giao tiếp.
Tổng hợp tài liệu ôn thi Vstep
Ngoài những hướng dẫn gợi ý về kinh nghiệm và lộ trình học mà bài viết đã gợi ý, học viên có thể tham khảo một số nguồn tài liệu ôn thi Vstep dưới đây. Các tài liệu này được phân loại và tổng hợp theo từng trình độ:
Sách ôn thi Vstep
- Tổng hợp sách ôn thi Vstep bậc 2
- Tổng hợp sách ôn thi Vstep bậc 3
- Tổng hợp sách ôn thi Vstep bậc 4
- Tổng hợp sách ôn thi Vstep bậc 5
Tài liệu ôn thi Vstep bậc 2
- Đề thi tiếng anh Vstep bậc 2 – Test 1
- Đề thi tiếng anh Vstep bậc 2 – Test 2
- Đề thi tiếng anh Vstep bậc 2 – Test 3
- Đề thi tiếng anh Vstep bậc 2 – Test 4
Tài liệu luyện thi Vstep bậc 3 – 5
Hy vọng những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp quý học viên có thêm những thông tin hữu ích và đạt hiệu quả ôn tập tốt. Ngoài việc học tại nhà, nếu học viên muốn thi
đạt chứng chỉ Vstep nhanh chóng, hãy tham khảo các khóa luyện thi Vstep cam kết đầu ra tại CITI ENGLISH. Chúc học viên sớm thi đạt chứng chỉ!