Hướng dẫn thi PTE reading, tải tài liệu ôn thi miễn phí

PTE reading có thời gian làm bài 29-30 phút, thang điểm bài thi từ 0-90 điểm. Với cấu trúc phần:

  • Reading & Writing: Fill in the Blanks
  • Multiple Choice, Multiple Answer
  • Re-order Paragraphs
  • Fill in the Blanks
  • Multiple Choice, Single Answer

Cấu trúc đề thi PTE reading

Phần thi PTE reading là phần thi tiếp theo sau 2 kỹ năng Speaking và Writing. Đây là phần được đánh giá là một phần thi tương đối khó và không dễ tăng điểm. Học viên sẽ có tổng thời gian từ 29-30 phút để hoàn thành 5 dạng bài khác nhau. Cụ thể cấu trúc đề thi như sau:

  • Reading & Writing: Fill in the Blanks: 5-6 câu
  • Multiple Choice, Multiple Answer: 1-2 câu
  • Re-order Paragraphs: 2-3 câu
  • Fill in the Blanks: 4-5 câu
  • Multiple Choice, Single Answer: 1-2 câu

Điểm tổng của kỹ năng đọc sẽ được tính dựa trên tổng điểm của tất cả các câu hỏi liên quan trong phần đọc, sau đó chuyển thành thang điểm từ 10 đến 90. Phần thi PTE reading không chỉ phản ánh khả năng đọc hiểu của bạn mà còn cả sự kết hợp giữa kỹ năng đọc với các kỹ năng ngôn ngữ khác trong bài thi.

Download PTE reading practice test pdf with answers

Trong phần nội dung cuối cùng, bài viết sẽ cung cấp nguồn tài liệu, đề thi thử PTE reading practice test cho học viên. Những tài liệu này đã được đội ngũ giảng viên của CITI ENGLISH sưu tầm và biên soạn, đảm bảo nội dung bám sát format bài thi:

Tổng hợp PTE reading practice test

Đề thi thử PTE theo từng dạng câu hỏi

Hướng dẫn làm bài thi reading PTE

So với các kỹ năng khác, phần thi Reading có các dạng câu hỏi đa dạng hơn. Do đó, học viên cần nắm được các dạng câu hỏi này và có định hướng làm bài phù hợp. 

Reading & Writing: PTE Fill in the Blanks 

Để làm bài hiệu quả, thí sinh có thể tuân theo ba bước chính sau đây:

1. Đọc đoạn văn: Thí sinh nên đọc qua đoạn văn một lần để hiểu rõ ngữ cảnh và ý nghĩa tổng thể của các câu. Sau đó, tập trung vào câu có ô trống đầu tiên, xem xét từ hoặc cụm từ nào sẽ tạo ra ý nghĩa phù hợp trong ngữ cảnh đó. Cần lưu ý đến ngữ pháp của câu để xác định từ loại cần điền

2. Chọn đáp án: Khi đã hiểu rõ ngữ cảnh, thí sinh cần xem xét các lựa chọn đáp án dựa trên hai tiêu chí:

    • Nghĩa của từ/cụm từ: Dựa vào ngữ cảnh, chọn từ hoặc cụm từ phù hợp về mặt ý nghĩa. Kiến thức về sự kết hợp của từ (collocation) và cách sử dụng từ trong các đề tài khác nhau sẽ rất hữu ích ở bước này.
    • Chức năng ngữ pháp: Thí sinh cần nhận diện cấu trúc câu, phân biệt từ loại (word-form), và chia thì, thể động từ một cách chính xác.

3. Quay lại câu hỏi: Nếu gặp khó khăn hoặc không chắc chắn, thí sinh nên tạm bỏ qua câu hỏi đó và tiếp tục làm các câu phía sau. Khi hoàn thành các câu khác, ý nghĩa tổng thể của đoạn văn sẽ trở nên rõ ràng hơn, giúp thí sinh có thể quay lại để lựa chọn đáp án chính xác cho các câu hỏi đã bỏ qua.

Multiple Choice, Multiple Answer PTE 

Với dạng câu hỏi trắc này, thí sinh có thể áp dụng các bước sau để làm bài hiệu quả:

  1. Xác định nội dung cần đọc: Trước khi đọc đoạn văn, thí sinh nên đọc kỹ câu hỏi để hiểu rõ yêu cầu của đề bài. Việc này giúp thí sinh dễ dàng định vị phần thông tin cần đọc kỹ trong đoạn văn.
  2. Chọn đáp án: Sử dụng kỹ thuật “skimming” để đọc lướt qua đoạn văn, giúp nắm được nội dung, chủ đề, và phương pháp triển khai ý tưởng của tác giả. Thông tin quan trọng thường được tập trung ở một đoạn ngắn hoặc trải dài suốt đoạn văn. Khi chọn đáp án, thí sinh nên gạch chân các từ quan trọng như danh từ, động từ, và tính từ. Điều này giúp phân biệt sự khác nhau về ý nghĩa giữa các đáp án, từ đó chọn được đáp án chính xác hơn. 
  3. Kiểm tra lại: Để chắc chắn rằng đáp án đã chọn là chính xác, thí sinh có thể tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn để đối chiếu với các từ quan trọng trong đáp án. Tuy nhiên, khi thi trên máy tính, thí sinh có thể thay đổi đáp án, nhưng nên quản lý thời gian hợp lý để không dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi.

Reorder Paragraphs PTE 

Thí sinh có thể thực hiện bài thi theo các bước sau để đạt kết quả tốt:

  1. Đọc và tìm câu chủ đề
  • Trước tiên, thí sinh cần đọc qua một lượt tất cả các câu trong đề bài để tìm ra câu chủ đề, tức là câu văn có tính bao quát nhất, giới thiệu một cách cô đọng chủ đề của đoạn văn.
  • Một câu chủ đề thường sẽ không chứa từ tham chiếu đến bất kỳ thông tin nào đã nêu trước đó và cũng không có các lập luận nửa vời (phải đầy đủ nguyên nhân và kết quả).
  • Câu chủ đề đôi khi cũng chứa các định nghĩa hoặc thuật ngữ mới, thường được đặt trong dấu nháy.
  1. Nhận diện mối liên hệ giữa các câu
  • Sau khi đã xác định câu chủ đề, thí sinh nên tập trung vào việc tìm kiếm các từ liên kết như “However” (Tuy nhiên) hoặc “In addition” (Ngoài ra).
  • Ngoài ra, cần chú ý đến hệ thống đại từ tham chiếu như “he”, “it”, “this” cho danh từ số ít hoặc “these” cho danh từ số nhiều. Những đại từ này thường thay thế cho các danh từ đã được nhắc đến trước đó.
  • Hiểu về cách sử dụng mạo từ cũng rất quan trọng: mạo từ “a” thường dùng cho các danh từ được đề cập lần đầu, còn “the” dùng cho những đối tượng đã xuất hiện trước đó trong văn bản.
  1. Kiểm tra lại đoạn văn
  • Sau khi sắp xếp các câu theo thứ tự hợp lý, thí sinh nên đọc lại đoạn văn để kiểm tra tính logic và liền mạch của các câu.
  • Nếu phát hiện từ nối, đại từ hoặc từ tham chiếu nào chưa có chức năng rõ ràng, thí sinh nên xem xét thay đổi thứ tự các câu để đảm bảo tính liền mạch và hợp lý của đoạn văn.

Reading fill in the blanks PTE

Để chinh phục dạng bài này, thí sinh có thể làm theo các bước sau:

  1. Trước khi đọc: Đọc lướt qua đoạn văn nhanh chóng, bỏ qua các chỗ trống để nắm được ý chính của đoạn văn. Việc này giúp thí sinh có cái nhìn tổng quan về nội dung và bối cảnh trước khi điền từ.
  2. Trong khi đọc: Xác định loại từ và ý nghĩa của từ cần điền. Thí sinh nên chú ý đến các gợi ý về ngữ nghĩa và ngữ pháp:
  • Kiểm tra ngữ pháp của câu: Ví dụ, nếu chỗ trống cần một danh từ số nhiều, hãy loại bỏ các lựa chọn là danh từ số ít và tập trung vào danh từ số nhiều.
  • Chú ý đến đại từ và từ nối trong đoạn văn để chọn từ phù hợp, duy trì mối liên kết trong câu và đoạn văn.
  • Lưu ý đến cách diễn đạt thông thường trong câu để chọn từ phù hợp với các từ hoặc cụm từ đứng trước và sau chỗ trống.

Sau đó, dựa vào kết quả phân tích, đối chiếu các lựa chọn và chọn đáp án phù hợp. Nếu không chắc chắn về từ cần điền vào một chỗ trống, thí sinh nên bỏ qua nó và tiếp tục điền các chỗ trống khác trước. Càng nhiều chỗ trống được điền chính xác, thí sinh càng dễ dàng tìm ra từ phù hợp cho các chỗ trống còn lại.

  1. Sau khi đọc: Đọc lại đoạn văn để kiểm tra xem nội dung tổng thể đã hợp lý hay chưa. Nếu phát hiện nội dung chưa hợp lý, hãy sắp xếp lại các lựa chọn để đoạn văn trở nên mạch lạc hơn. Trong trường hợp không rõ về từ cần điền, thí sinh vẫn nên cố gắng hoàn thành câu hỏi thay vì để trống, vì việc thử một đáp án sẽ luôn tốt hơn là bỏ qua hoàn toàn.

PTE reading multiple choice single answer 

Để hoàn thành tốt dạng bài này, thí sinh có thể thực hiện theo các bước sau:

  1. Đọc lướt qua đoạn văn: Để nắm bắt ý chính của đoạn văn, thí sinh nên đọc lướt qua toàn bộ đoạn văn, tập trung vào các luận điểm chính của người viết. Ý chính thường được trình bày rõ ràng trong câu chủ đề, nằm ở đầu hoặc cuối mỗi đoạn văn. Thói quen đọc lướt và xác định các ý tưởng mấu chốt sẽ giúp thí sinh nắm bắt thông tin nhanh chóng và hiệu quả.
  2. Xác định mục tiêu của người viết: Sau khi nắm bắt được nội dung chính, thí sinh cần khai thác sâu hơn về mục tiêu của người viết, có thể là để phản biện, giải thích, thuyết phục người đọc, hoặc miêu tả. Việc hiểu rõ mục tiêu này giúp thí sinh lựa chọn đáp án phù hợp nhất với câu hỏi.
  3. Ghi chú và nhận diện hệ thống từ nối: Sử dụng bút chì để ghi chú lại cách phát triển ý tưởng trong mỗi đoạn văn bản, đặc biệt là các từ nối và liên từ quan trọng. Việc nhận diện các từ nối này giúp thí sinh hiểu rõ hơn về cấu trúc và logic của đoạn văn, từ đó đưa ra lựa chọn chính xác.
  4. Xử lý từ vựng lạ: Với những từ vựng lạ, thí sinh nên đánh dấu chúng lại và cố gắng đoán nghĩa dựa vào ngữ cảnh trước khi tra từ điển. Kỹ năng đoán nghĩa từ ngữ cảnh là một yếu tố quan trọng trong việc hiểu đoạn văn và chọn đáp án chính xác.
  5. Chọn đáp án: Khi chọn đáp án, thí sinh có thể áp dụng phương pháp loại suy: đọc các đáp án từ trên xuống và loại dần những đáp án không chính xác. Nếu muốn thay đổi đáp án đã chọn, chỉ cần nhấp vào đáp án đó một lần nữa trước khi chọn lại đáp án khác. Điều này giúp thí sinh đảm bảo rằng lựa chọn cuối cùng là chính xác nhất.

Hy vọng những hướng dẫn về phần thi PTE reading đã giúp học viên nắm vững cách làm bài hiệu quả. Đừng quên tải về các tài liệu ôn thi miễn phí để củng cố kiến thức và tự tin hơn khi bước vào kỳ thi!

Mục nhập này đã được đăng trong PTE. Đánh dấu trang permalink.

Hotline0246 660 9628

Hỗ trợ liên tục 24/7